Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

SẺ CHIA ÁP LỰC MỘT CÁCH CHẤT LỪ

- 0 nhận xét
SẺ CHIA ÁP LỰC MỘT CÁCH CHẤT LỪ

Trong cuộc nói chuyện điện thoại với người em thân thiết, em ấy đã “chia sẻ” câu chuyện về công việc. Em ấy đang thử việc cho một Ngân hàng tầm trung và được thêm một Ngân hàng cũng tầm trung khác gọi…thử việc. Em ấy nói là “chia sẻ, chém gió vui vui thôi” nhưng mình thấy rõ ràng là em ấy đang muốn SẺ CHIA ÁP LỰC (SCAL) bằng cách đưa ra thông điệp em nên chọn lựa thế nào cho tốt?

Trước hết, em sẻ chia SCAL với mình, chứng tỏ rất coi trọng mình. Điều này mình trân trọng. Nhưng một điều quá rõ ràng mà em cần phải hiểu, em coi trọng mình là một chuyện, còn chuyện chia sẻ SCAL đó HỢP LÝ hay KHÔNG mới là quan trọng nhất. Điều đó không quan trọng thì cái gì quan trọng nữa bây giờ?

Áp lực theo mình, được chia làm 2 style:
Áp lực tinh thần (ALTT) và Áp lực thể chất.
Chúng ta nghe tên đã biết về định nghĩa rồi đúng không ạ. Chúng ta cũng hiểu, áp lực tinh thần nặng nề hơn gấp bội so với áp lực thể chất. Thử nghĩ xem, áp lực tinh thần giống như một người làm công việc nặng về trí não, về nhà rồi vẫn quẩn quanh với nó. Trong khi đó, áp lực thể chất giống như 1 mình phải lao động cực nhọc, thậm chí là quần quật, nhưng xong việc là stop.

Vậy câu hỏi đặt ra, làm sao để chúng ta khắc phục/giảm thiểu áp lực:
Để khắc phục áp lực thể chất, chúng ta thường dùng cách như: năng tập thể dục thể thao, ăn uống đúng cách tăng cường sức khỏe thể chất, tránh lao động đến mức kiệt quệ…
Vậy để khắc phục/giảm thiểu áp lực tinh thần khi nó luôn song hành với chúng ta từ công ty, gia đình, cuộc sống…không thể tránh khỏi.
Theo mình, có mấy cách để đối diện với áp lực tinh thần:
1. Tạm trốn tránh áp lực (cụ thể với người em đó là vào nhà WC gọi điện “share” cho “ai đó”, hát to lên...)
Ưu điểm của cách này là tạm thời “quên” đi, nhưng Nhược điểm là vấn đề gốc rễ ko được giải quyết và chúng ta sẽ phải đối mặt nó vào một hôm xấu trời nào đó. Giống như chúng ta lo lắng điểm số khi không học bài, tạm thời vui vẻ đi chơi với bạn cho quên, nhưng bất thình lình kiểm tra thì tèo.
2. Đối mặt với áp lực.
Nhược điểm của hành động này hẳn sẽ phải “vất vả đấu tranh”, “chấp nhận đau thương”. Nhưng ưu điểm thì là giải quyết triệt để vấn đề.

Vậy, khôn ngoan thì nhanh mà ĐỐI MẶT VỚI ÁP LỰC.

Chúng ta nhớ lại thời ôn thi đại học, áp lực vô cùng lớn mỗi ngày. Nhưng chúng ta không trốn tránh, mà đối mặt bằng cách nỗ lực học tập. Khi mà nỗ lực đủ đô, thì chúng ta đã có 1 suất ngồi trong giảng đường đại học. Tuyệt hơn nữa, sau này mọi thứ trôi đi hết, chỉ có lúc nào đó bỗng nhiên tụ tập, chúng ta nhắc lại về nó. Lúc đó chẳng còn tý áp lực mà chỉ như một kỷ niệm. Ngược lại, nếu ngày đó chúng ta đi chơi để “tạm quên” đi áp lực thì liệu như thế nào?

Từ đó, mình chợt nhận ra rằng ĐỐI MẶT VỚI ÁP LỰC là cách duy nhất để vượt qua nó. Đương nhiên, chúng ta sẽ cần “nỗ lực và chấp nhận đau thương” một chút. Thời gian trôi qua, nó cũng sẽ trở thành những kỷ niệm.

Quay lại chủ đề SẺ CHIA ÁP LỰC (TINH THẦN) MỘT CÁCH HỢP LÝ
Một trong những mấu chốt quan trọng nhất của mối quan hệ tốt đẹp, đó chính là sự sẻ chia. Điều này chẳng cần bàn cãi. Đương nhiên, không phải áp lực gì cũng toàn chia sẻ hoặc toàn giấu diếm. Đó là nghệ thuật của cuộc sống, phải biết kết hợp nhuần nhuyễn, lúc nào chia sẻ, lúc nào nên giấu.

Theo mình, hợp lý nhất là hãy tự mình đối mặt với áp lực thông thường, chúng ta có thể tự xử lý được.
Chúng ta có thể chia sẻ với người thân thiết, nhưng phải thể hiện sự “dám đối mặt áp lực” chứ không phải “trút áp lực lên vai người khác” (nói thêm, mình rất ghét tính cô em trong bài này khi chia sẻ về công việc. Việc đó em tự quyết định được và bọn mình cũng đã bàn luận nát nước rất nhiều lần là thử sức ở Ngân hàng tầm trung nào cũng như nhau mà thôi, hãy nhìn xa hơn, nhưng em ấy hay lơ đãng quên, thiếu kiên định, mình rất ghét điều này).

Chia sẻ bằng cách nào? Một câu hỏi rất vớ vẩn. Nếu chúng ta thực sự muốn làm thế, hãy cố gắng hết sức chiến đấu với áp lực, hoàn toàn chủ động đối đầu với nó (việc tâm sự chỉ là để tâm sự mà thôi). Bạn yên tâm, người thân thiết gắn bó lâu dài  sẽ hiểu mình và rất nhạy cảm để nhận ra. Ngoài ra, chúng ta có thể tạo ra thêm hiệu ứng tốt, khi người thân thiết thấy chúng ta vững vàng, độc lập, đáng tin cậy. Họ sẽ có xu hướng muốn chia sẻ áp lực để thể hiện sự yêu thương của họ với chúng ta, kiểu như nếu không làm thế tự họ thấy mất quyền lợi.

Còn, khi chúng ta có ALTT quá lớn, không thể chủ động giải quyết một mình được và người bạn mình có thể tác động tích cực đến vấn đề, thì việc chia sẻ là đúng đắn để tìm ra cách làm tốt nhất.

Khi đó chia sẻ áp lực mới mang lại kết quả tốt và mối quan hệ mới bền vững.

Mà chắc gì áp lực đã là xấu, hãy học cách trưởng thành từ nó. Rồi tất cả sẽ trôi qua và chỉ còn là kỷ niệm.
[Continue reading...]

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

CÁCH CƯ XỬ CỦA TÔI

- 0 nhận xét
Tôi cũng như các bạn, đều muốn thể hiện một cá tính riêng – rất độc lập suy nghĩ, tôi là tôi, không là ai khác.
Nhưng vượt trên cả điều đó,  đó là tôi có một nguyên tắc cư xử. Đó là, bạn cư xử với tôi thế nào, thì tôi sẽ cư xử lại như vậy. Trước khi làm gì, tôi luôn cố gắng đặt mình vào vị trí người đó. Rõ ràng, tôi cần bạn bè, anh em chia sẻ, động viên, ủng hộ trong cuộc sống cũng như trong công việc. Tuy nhiên, nếu bạn tốt với tôi, tôi sẽ gắng đối xử lại ít nhất là bằng. Ngược lại, bạn không tốt với tôi, tôi cũng vậy với bạn.

Sẽ có người ghét tôi, không muốn chơi với tôi. Tôi cũng cư xử lại vậy thôi (đương nhiên tôi sẽ rộng lượng 1 vài lần) hoặc không quan tâm. Tôi không làm tất cả để làm hài lòng mối quan hệ và tôi cũng chả cố gồng bản thân vì điều đó.

Sẽ có những bạn tôn trọng tôi. Tuy nhiên họ cũng không/chưa có nhu cầu chia sẻ, cộng tác với tôi vì có thể họ phán đoán tôi nghèo, tôi không nhiều quan hệ, tôi không giỏi…Trước tiên, họ tôn trọng là tôi đã thấy tốt lắm rồi. Vì chúng ta chưa hiểu hết nhau, chúng ta có thể hợp tác, phối hợp, cộng sinh thẳng thắn.


Và sẽ có những bạn tốt với tôi, muôn chia sẻ, cộng tác, thậm chí giúp đỡ tôi. Đấy là Người Ơn và tôi không được phép quên. Tôi trân trọng, sẻ chia, bên cạnh người bạn đó và gắng cư xử cho phải phép, cho xứng đáng. Khi làm gì có liên quan đến người đó, tôi phải đặt mình vào vị trí của họ, nghĩ xem có ảnh hưởng gì không, đã cư xử đúng chưa...

Đấy chính là cách cư xử của tôi.
[Continue reading...]
 
Copyright © . Blog của Như Cương - Posts · Comments
Theme Template by BTDesigner · Powered by Blogger